Nguyễn Thế Lâm
Chiều ngày 07/03/2015, LCĐ-LCH Viện Toán Ứng dụng và tin học cùng với Trung tâm Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực – Viettel ICT đã tổ chức thành công chương trình “Viettel – Cơ hội học tập và việc làm cho sinh viên viện toán ứng dụng & tin học” tại hội trường KTX B6 – Đại học Bách Khoa Hà Nội. Chương trình là cầu nối giữa tập đoàn viễn thông Viettel và các bạn đam mê các lĩnh vực lập trình và đang tìm kiếm cơ hội được trải nghiệm công việc thực tế trước khi ra trường.
Tuy mới chỉ được tổ chức lần đầu tiên nhưng chương trình đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của các bạn sinh viên ĐHBKHN nói chung và sinh viên viện Toán Ứng dụng & tin học nói riêng. Với không khí đối thoại cởi mở, chương trình đã thực sự là sợi dây kết nối giữa toàn thể sinh viên và tập đoàn viễn thong Viettel, nơi chia sẻ kinh nghiệm học tập và lập nghiệp, là địa chỉ gắn kết giữa sinh viên với doanh nghiệp, giúp sinh viên tiếp cận với môi trường làm việc chuyên nghiệp, làm hành trang tiến tới cơ hội việc làm trong tương lai.
Đến tham dự chương trình, về phía Tập đoàn viễn thông Viettel có Đại tá Nguyễn Trường Long, Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực – Viettel ICT. Về phía Viện Toán Ứng dụng và Tin học, có sự có mặt của thầy Nguyễn Quang Thuận - trưởng bộ môn Toán Ứng dụng và thầy Nguyễn Thành Nam – trưởng bộ môn Toán Tin cùng với khoảng 100 bạn sinh viên các khóa trong và ngoài viện.
Sau phần giới thiệu khách mời và các tiết mục văn nghệ, đại tá Nguyễn Trường Long bắt đầu buổi chia sẻ của mình.
Sau đây là một số điểm đáng chú ý trong phần trình bày của đại tá Nguyễn Trường Long:
- Để phục vụ cho mục tiêu đến năm 2020 trở thành tập đoàn đa quốc gia với hơn 5000 nhân sự, Viettel rất quan tâm đầu tư cho việc phát triển nguồn nhân sự CNTT của tập đoàn. Theo đó yêu cầu xây dựng đội ngũ nhân sự phải đáp ứng 04 tiêu chí: Tâm, Trí, Lực, thấm nhuần văn hóa Viettel, yêu cầu tuyển dụng phải đáp ứng các tiêu chí tốt nghiệp đại học hệ chính quy chuyên ngành CNTT, ĐTVT, Viễn thông, Toán tin, Khoa học máy tính… từ loại Khá trở lên; đạt 600 điểm Toeic trở lên.
- Nếu đáp ứng đủ các điều kiện tuyển dụng và trở thành nhân viên của tập đoàn, nhân của tập đoàn sẽ được hưởng những quyền lợi nổi bật như sau: Môi trường làm việc chuyên nghiệp, cạnh tranh, cơ sở hạ tầng hiện đại, công nghệ cập nhật liên tục, cơ hội học tập, nghiên cứu, làm việc tại nước ngoài, thu nhập cao hơn 30%- 80% so với thị trường.
- Quy trình đạo tạo nhân sự của tập đoàn gồm có 2 bước. Bước 1 là đào tạo hội nhập, bao gồm văn hóa, cách làm (truyền thống, chính sách, quy trình), chuyên môn (phát triển phần mềm, kiểm thử). Bước 2 là đào tạo bổ sung, nâng cao kiến thức bao gồm tiếng Anh, quản trị dự án, kỹ năng mềm, các khóa đào tạo theo yêu cầu.
- Phòng làm việc cho sinh viên Viettel được xây dựng với mục đích tạo một môi trường tập trung, SÂN CHƠI giúp sinh viên xây dựng, phát triển ý tưởng, sản phẩm CNTT của bản thân, tham gia vào các dự án CNTT. Với quy mô Quy mô: 120 chỗ ngồi, 2 phòng học 40 chỗ, sử dụng công nghệ ảo hóa VDI, kết nối hạ tầng mạng của Viettel, thiết bị đầu cuối nhỏ gọn.
- Quy trình làm việc tại phòng làm việc sinh viên bao gồm 3 giai đoạn: Đào tạo tập trung theo kiểu "Buffet", thực hiện đề tài và tham ra dự án. Trong giai đoạn đào tạo tập trung, sinh viên thực tập được trang bị các kiến thức chuyên môn, quy trình sản xuất phần mềm và công cụ quản lý lỗi phần mềm, văn hóa, chính sách, công cụ dùng chung trong đơn vị. Trong gia đoạn thực hiện đề tài, sinh viên có thể tự đề xuất hoặc nhận đề tài từ tập đoàn. Đề tài sẽ được thực hiện theo nhóm dưới sự hướng dẫn của các kỹ sư Viettel và theo quy trình phát triển phần mềm của Viettel. Trong giai đoạn tham gia làm dự án, các đơn vị trực tiếp tiếp xúc, phỏng vấn sinh viên. Nếu được nhận, sinh viên thực tập sẽ được ký hợp đồng dịch vụ theo chế độ của Tập đoàn và sẽ làm việc tối thiểu bán thời gian.
- Song song với các hoạt động đào tạo, sinh viên thực tập của phòng làm việc sinh viên cũng được tham gia các hoạt động ngoại khóa như tham gia câu lạc bộ tiếng Anh, đào tạo kỹ năng mềm, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý thời gian cá nhân, seminar công nghệ, tham quan Phòng truyền thống Tập đoàn,…
- Khi được tham gia phòng làm việc sinh viên của Viettel, sinh viên thực tập được hưởng rất nhiều quyền lợi như:
- Cơ hội thể hiện khả năng sáng tạo và phát triển ý tưởng bản thân
- Được đào tạo, nghiên cứu, phát triển chuyên môn và tham gia các dự án thực tế
- Được đào tạo về kĩ năng mềm, định hướng nghề nghiệp, văn hóa doanh nghiệp, quy trình sản xuất phần mềm
- Được học hỏi, làm việc cùng với các kỹ sư giỏi, chuyên gia trong lĩnh vực CNTT& Viễn thông
- Được trả lương khi tham gia các dự án thực tế
- Cơ hội làm việc tại Viettel ICT sau khi tốt nghiệp
- Thể hiện khả năng làm thủ lĩnh
- Rèn luyện phong cách chuyên nghiệp
Đại tá cũng cho biết, trong năm 2015, sinh viên thực tập tại Viettel có rất nhiều cơ hội tiềm năng như CNTT tiếp tục là một mũi nhọn trong chiến lược phát triển của Tập đoàn Viettel, nhu cầu nhân sự cao, chế độ đãi ngộ được nâng cao, đặc biệt là cho đối tượng Cộng tác viên. Tuy nhiên song song với đó luôn là những thách thức như Yêu cầu trình độ tiếng Anh: nhân sự đạt tối thiểu 600 điểm Toeic, cạnh tranh trong tuyển dụng và làm việc gia tăng. Do đó sinh viên trong phòng làm việc sinh viên của Viettel luôn phải nỗ lực vượt khó để không ngừng hoàn thiện mình.
Chương trình kết thúc vào 17h cùng ngày và đem lại nhiều ý nghĩa cho sinh viên, các thầy cô và diễn giả.
Một số hình ảnh từ chương trình:
Các bạn sinh viên chăm chú lắng nghe phần chia sẻ của đại tá Nguyễn Trường Long
Phần trả lời câu hỏi có thưởng nhận được rất nhiều sự hưởng ứng của các bạn sinh viên
Phần đặt câu hỏi từ phía các bạn sinh viên diễn ra rất sôi nổi, rất nhiều câu hỏi hay không chỉ về nội buổi chia sẻ mà còn về quá trình phát triển và lớn mạnh của Viettel đã được các bạn sinh viên gửi đến diễn giả
Sinh viên K55 cũng đến dự rất đông. Trong ảnh là sinh viên Vũ Mạnh Cường - K55 đặt câu hỏi cho diễn giả về tốc độ tăng trưởng ngoạn mục của Viettel trong năm 2014
Chương trình nhận được rất nhiều sự quan tâm từ các bạn sinh viên đến từ các viện khác (trong ảnh là sinh viên K58 viện Điện tử viễn thông)
Sinh viên K57 viện Điện