Chương trình Toán Tin

Chương trình đào tạo ngành Toán Tin hướng tới việc rèn luyện cho sinh viên tư duy chính xác của toán học, tư duy thuật toán, phương pháp tiếp cận khoa học với các vấn đề nảy sinh từ thực tế, khả năng thích ứng nhanh chóng với sự phát triển của khoa học và công nghệ. Sinh viên được trang bị các kiến thức và kỹ năng thực hành chuyên sâu về tin học, cũng như kiến thức cơ bản và chuyên sâu về toán học, toán học ứng dụng để có thể giải quyết nhiều vấn đề về toán tài chính, tin sinh học, thống kê ứng dụng, quản trị dữ liệu lớn, bảo mật và an toàn hệ thống,… trong các ngành kỹ thuật, kinh tế và xã hội khác nhau. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể trở thành chuyên viên nghiên cứu và phát triển, chuyên viên phát triển phần mềm, có thể là chuyên viên phân tích, ứng dụng toán học và công nghệ thông tin trong các ngân hàng, tập đoàn tài chính, kinh tế, công nghệ…, có thể trở thành giảng viên hoặc nghiên cứu viên về Toán Tin. 

THỜI GIAN ĐÀO TẠO

  • Thời gian đào tạo Cử nhân: 4 năm 
  • Thời gian đào tạo tích hợp Cử nhân – Kỹ sư chuyên sâu đặc thù: 5,5 năm 
  • Thời gian đào tạo tích hợp Cử nhân – Thạc sỹ: 5,5 năm 
  • Thời gian đào tạo Cử nhân – Thạc sỹ tích hợp – Tiến sĩ: 8,5 năm.

Sau khi tốt nghiệp đại học, có khả năng học lên bậc Thạc sỹ, Tiến sĩ về Toán Tin và các ngành gần với Toán Tin, như Toán học, Toán ứng dụng, Tin học/Khoa học máy tính, An toàn thông tin, Hệ thống thông tin quản lý,… cũng như một số ngành khối Kinh tế, Tài chính – Ngân hàng – Bảo hiểm,… 

KIẾN THỨC ĐÀO TẠO

Khung chương trình đào tạo xem tại đây.

CƠ HỘI HỌC BỔNG VÀ HỖ TRỢ HỌC TẬP

Ngoài các học bổng qua kênh của Trường, các học bổng qua kênh của Khoa dành riêng cho CTĐT được trao hàng năm, như: 

  • Học bổng khuyến học của Hội cựu sinh viên  Toán Bách Khoa (30 triệu/năm); 
  • Học bổng từ các doanh nghiệp (như 3C, ITSOL,  Grooo International,…), kinh phí học bổng tùy thuộc vào từng năm; 
  • Học bổng Trọng điểm Quốc gia về Toán học (mỗi suất 11 triệu/1 kỳ).

CƠ HỘI VIỆC LÀM

100% sinh viên có việc làm sau 1 năm tốt nghiệp, với mức lương phổ biến từ 10 – 15 triệu đồng/tháng, có thể trở thành: 

  • Chuyên viên nghiên cứu và phát triển (R&D), chuyên viên phần mềm tại các công ty CNTT, bưu chính, viễn thông, thương mại điện tử, tập đoàn công nghệ,…; 
  • Chuyên viên tin học tại các doanh nghiệp, xí nghiệp, công ty tài chính, bảo hiểm, ngân hàng, cơ quan hành chính nhà nước,…; 
  • Giảng viên tin học hoặc toán học tại các trường cao đẳng, đại học; 
  • Nghiên cứu viên về Toán và Tin; 
  • Chuyên viên thống kê phân tích, dự báo, quản trị rủi ro, thẩm định đầu tư tại các ngân hàng, công ty tài chính, bảo hiểm, các doanh nghiệp,…;  
  • Chuyên viên toán ứng dụng trong giao thông, viễn thông, thủy lợi, nông nghiệp, công nghiệp, y tế,…